Phân biệt Laminate và Melamine thật đơn giản

Phân biệt bề mặt melamine và laminate thật đơn giản 

Laminate là gì?

Laminate là gì? Đây là tên gọi của một loại vật liệu nhựa tổng hợp cao cấp có thuật ngữ khoa học là High Pressure Laminate (HPL). Ngoài ra người ta còn gọi laminate với cái tên là Formica.

Vật liệu laminate được phát minh ra đời vào năm 1992 bởi 2 người Mỹ tên là Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber, với mong muốn tạo ra sản phẩm gỗ có chất lượng tốt có thể thay thế gỗ tự nhiên. Bởi vì họ muốn giảm tình trạng khai thác gỗ tự nhiên dẫn tới các hậu quả về môi trường như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường,…

Với nhiều ưu điểm nội bật, nên dù sinh sau đẻ muộn hơn so với nhiều loại vật liệu khác, laminate vẫn được nhiều người yêu thích lựa chọn. Hiện nay, loại vật liệu này không chỉ thịnh hành ở Mỹ, các nước châu Âu, mà đã phổ biến ở nhiều nước châu Á. Giờ đây, người ta không quá chú trọng tới gỗ tự nhiên nữa. Bởi vì các sản phẩm làm bằng gỗ công nghiệp, phủ các loại vật liệu như, Acrylic, veneer, laminate, MFC, HDF,… có nhiều kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt, giá thành phải chăng.

Melamine là gì?

Trước hết, để đi đến khái niệm gỗ Melamine là gì, ta cần nắm được Melamine là chất liệu gì, được cấu thành từ đâu? Theo thuật ngữ khoa học, Melamine là một bazơ, hợp chất hữu cơ này ít tan trong nước và có tính bền vững khá cao.

Chính vì vậy, Melamine không chỉ được ứng dụng trên bề mặt nội thất, keo Melamine còn thường được sử dụng như là một giải pháp nhằm làm tăng độ bền cho các sản phẩm, đồng thời chống thấm nước và chống cháy, mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn rất nhiều.

Khác biệt giữa Laminate và Melamine

Sự khác biệt lớn nhất của hai loại nguyên liệu này có thể kể đến là công dụng trong nghành thiết kế nội thất cũng như một số đặc điểm cấu tạo. Melamine được coi là một phiên bản của laminate. Melamine cũng có cấu tạo 3 lớp, có phủ lớp nhựa keo ở trên nhưng độ dày mỏng hơn và có chất lượng thấp hơn. Dưới đây là một lưu ý giúp bạn phân biệt được gỗ laminate và melamine.

  • Gỗ melamine có lớp nhựa keo phủ trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ, lực cần sử dụng để ép không cao. Còn đối với gỗ laminate thì không thể phủ lên mặt gỗ trực tiếp được và nó cần lực ép nhiệt lớn để nén chặt lớp phủ vào cốt gỗ.

                                      Đây là cách dát gỗ melamine lên bề mặt của các loại cốt gỗ công nghiệp để tạo ra được các tấm/ ván gỗ công nghiệp melamine.

                                                                            Sản xuất các tấm laminate cần lực ép mạnh nên cần đến sự hỗ trợ của máy móc

Ngoài ra, còn một số đặc điểm khác như ván gỗ Melamine được xếp vào nhóm các loại gỗ công nghiệp, do đó, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm mà các loại gỗ công nghiệp khác cũng thường gặp phải đó chính là khả năng tạo hình kém. Phần đa các loại gỗ công nghiệp đều không thể điêu khắc họa tiết và tạo đường cong hay những chi tiết góc cạnh phức tạp.

Do cấu tạo gỗ được tạo nên từ những vụn gỗ gắn kết với nhau bởi các loại keo công nghiệp nên khả năng chịu lực cũng như chịu mài mòn của gỗ Melamine không tốt như các loại vật liệu khác, đặc biệt là gỗ tự nhiên. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho gỗ công nghiệp Melamine có giá thành thấp hơn các loại gỗ tự nhiên rất nhiều.

Trong khi đó chất lượng của laminate được đánh giá tốt hơn và có giá thành cao hơn melamine.

Trong các loại gỗ công nghiệp thì gỗ công nghiệp phủ laminate có giá thành khá cao. Bởi vì các sản phẩm gỗ laminate cần có các kỹ thuật dán keo, ép hiện đại

So sánh bề mặt Laminate và Melamine

So sánh bề mặt Melamine và Laminate
So sánh bề mặt Melamine và Laminate

Sự khác biệt lớn nhất của  2 nguyên liệu này là công dụng trong ngành thiết kế nôi thất cũng như một số đặc điểm cấu tạo. Melamine được coi là một phiên bản của Laminate. Melamine cũng có cấu tạo 3 lớp, có phủ lớp nhựa keo ở trên nhưng độ dày mỏng hơn và có chất lượng thấp hơn.

Bề mặt Phủ Melamine

  • Giá thành rẻ hơn so với phủ Laminate.
  • GIá thành có sự chênh lệch dựa vào màu sắc, độ dày.
  • Đa dạng các gam màu từ sáng đến tối.
  • Một số loại vân gỗ phổ biến như: vân gỗ sồi, vân gỗ óc chó, vân gỗ teak, vân gỗ thông. Màu sắc và hình dáng vân đa dạng.
  • Ít mẫu hơn bề mặt Laminate.

Bề mặt phủ Laminate

  • Giá thành đắt hơn phủ Melamine. Giá có sự chênh lệch giữa màu sắc, loại vân, tấm laminate uốn cong, tấm laminate high.
  • Mô phòng nhiều mẫu vân gỗ tự nhiên đẹp mắt như vân gỗ anh đào, vân gỗ sồi, gỗ thông, gỗ óc chó,…
  • Nhiều màu sắc và hình dáng vân gỗ khác nhau. Ngoài vân gỗ còn có thêm vân vải, vân đá,…

Ưu nhược điểm của bề mặt Laminate và Melamine

Ưu, nhược điểm của Laminate và Melamine
Ưu, nhược điểm của Laminate và Melamine

Bề mặt Laminate

Ưu điểm

  • Đa dạng màu sắc, đơn sắc, ánh kim, ánh nhũ.
  • Đa dạng loại vân gỗ, vân trang trí, vân nổi, vân sần,…
  • Tính thẩm mỹ và độ bền cao..
  • Có dòng post forming dẻo dai có thể uốn cong, dễ dàng tạo hình, thi công.
  • Khả năng chịu nhiệt, chịu va đập tốt.
  • Khả năng chống xước, chống cháy, chống thấm tốt.

Nhược điểm

  • Giá thành tương đối cao.
  • Yêu cầu kỹ thuật và máy móc hiện đại.

Bề mặt phủ Melamine

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ hơn bề mặt Laminate.
  • Khả năng chống trầy xước, chống cháy, chống thấm nước tốt.
  • Khả năng bảo vệ cốt gỗ trước một số tác động như mối mọt, chất hóa học.
  • Quá trình sản xuất gia công đơn giản, nhanh chóng.
  • Tính ứng dụng cao.

Nhược điểm

  • Màu sắc, bề mặt vân không đa dạng bằng Laminate.
  • Hạn chế về tạo dáng uốn cong cho những công trình phức tạp.
  • Khả năng chịu mài mòn kém hơn các chất liệu khác.

Phân biệt Laminate và Melamine đơn giản nhất

Phân biệt Melamine và Laminate đơn giản
Phân biệt Melamine và Laminate đơn giản
Tiêu chíMelamineLaminate
Cấu tạoGồm lớp giấy nền và lớp keo Melamine

  • Lớp giấy nền có thành phần gồm bột gỗ, titan và các chất khác, có tác dụng tạo độ bền cho bề mặt Melamine
  • Lớp keo Melamine: giúp bảo vệ tấm ván, tạo cho bề mặt khả năng chống trầy xước, chống mài mòn và chống thấm tốt.
Gồm 3 lớp là lớp Overlay, lớp Decorative paper và lớp Kraft Papers.

  • Lớp Overlay: được làm từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng lớp giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và bảo vệ các lớp bên trong.
  • Lớp Decorative paper: là lớp giấy trang trí tạo vân và màu sắc cho tấm Laminate, được nhúng keo Melamine và sau đó được mang đi ép cùng lớp Overlay dưới áp suất và nhiệt độ cao.
  • Lớp Kraft Papers: gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp này được làm từ bột giấy và các chất phụ gia.
Độ dàyMelamine có độ dày rất mỏng chỉ khoảng 0.2-0.3mmLaminate sẽ có độ dày khoảng 0.5-0.8mm
Khả năng chống trầy xướcLớp Melamine khá mỏng nên bị trầy xước xuất hiện lớp code gỗ bên trong và sẽ bị mất các đường vân gỗ. Laminate có khả năng chống trầy xước cực tốt nên bề mặt hầu như không bị ảnh hưởng vẫn giữ nguyên các đường vân.
CatalogueDựa vào thông tin sản phẩm có trong Catalogue: thông tin, mã sản phẩm, màu sắc, bề mặt phủ Melamine. Dựa vào thông tin sản phẩm có trong Catalogue: thông tin, mã sản phẩm, màu sắc, bề mặt phủ Laminate.
Giá thành
  • Giá thành rẻ hơn so với phủ Laminate.
  • Có sự chênh lệch giữa màu sắc, loại vân, tấm laminate uốn cong (post forming) và tấm laminate High Gloss – HG đơn sắc
  • Giá thành cao hơn so với bề mặt phủ Melamine.
  • Có sự chênh lệch mức giá dựa theo màu sắc, độ dày,….
Công dụngGỗ melamine có lớp nhựa keo phủ trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ, lực cần sử dụng để ép không cao Gỗ laminate thì không thể phủ lên mặt gỗ trực tiếp được và nó cần lực ép nhiệt lớn để nén chặt lớp phủ vào cốt gỗ

Ứng dụng của Melamine và Laminate trong đời sống

Laminate

Laminate là một trong những bề mặt phủ được ưa chuộng nhất hiện nay bởi chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao. Chúng được ứng dụng phổ biển trong:

  • Phủ lên cốt ván gỗ công nghiệp: ván dăm, ván MDF, HDF,….
  • Ứng dụng trong ảnh ép Laminate.
  • Sử dụng miếng dán bề mặt Laminate để trang trí các bề mặt.
  • Thiết kế sản phẩm nội thất gia đình, nội thất khu công cộng, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại,… như bàn, tủ, cửa, giường, sàn gỗ, kệ tivi, tủ quần áo,….
  • Ứng dụng trong thi công kiến trúc bình dân đến hiện đại sang trọng.

Melamine

Đây là một trong những chất liệu không còn xa lạ đối với những người làm nội thất. Được ứng dụng nhiều trong các thiết kế nội thất gia đình, không gian công cộng, không gian làm việc. Sử dụng phủ lên cốt ván gỗ công nghiệp: ván dăm, MDF, HDF. Ngoài ra, chúng còn được thi công trong các công trình kiến trúc.