Gỗ MDF – Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của gỗ trong sản xuất nội thất
Gỗ MDF được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất. Tuy nhiên, với một số khách hàng thì loại gỗ này vẫn còn khá xa lạ, nhiều người không biết có nên lựa chọn loại gỗ này cho nội thất của gia đình mình hay không. Để bạn biết được những thông tin có liên quan đến gỗ công nghiệp MDF, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích dưới đây.
Gỗ MDF đang là sự lựa chọn hàng đầu của mỗi công trình
1. Gỗ MDF là gì, có ưu điểm, nhược điểm gì nổi bật?
Gỗ công nghiệp MDF là tên gọi của một loại gỗ công nghiệp, khác hẳn với loại gỗ trong tự nhiên hoặc do con người trồng nên. Gỗ công nghiệp MDF được viết tắt bởi cụm từ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.
Để sản xuất gỗ MDF, người ta sử dụng các loại gỗ cứng mềm khác nhau, cành ngọn của cây gỗ, các mảnh vụn gỗ thừa, gỗ bị hư hỏng….đem nghiền nhỏ thành các sợi gỗ, sau đó sợi gỗ được rửa sạch tạp chất và trộn với keo, chất phụ gia rồi đem ép với áp lực cao. Các tấm ván MDF được ép ra với độ dày mỏng khác nhau và được cắt thành từng tấm gỗ với các kích thước tiêu chuẩn tùy vào nhu cầu sử dụng.
Gỗ công nghiệp MDF có đa dạng mẫu mã và chủng loại cho bạn lựa chọn
Hình thức tấm MDF
MDF có bề mặt phẳng nhẵn và có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nhạt. Tùy mục đích sử dụng mà người ta ép ván MDF thành các lớp và có màu sắc khác nhau; như màu xanh lá cây là các loại gỗ chống ẩm, màu đỏ là gỗ chịu hóa chất,…
Sở dĩ gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới không chỉ bởi giá thành ổn định mà còn do tính bề mặt phong phú. Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate; đem lại tính thẩm mỹ và đa dạng cho không gian nội thất. Ngoài ra, gỗ công nghiệp MDF cũng có thể kết hợp với Veneer nhân tạo hoặc Veneer gỗ tự nhiên; như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ hương,… mang lại nét hiện đại và sang trọng.
Một số vật liệu bề mặt công nghiệp khác như poly, men trắng, acrylic, giấy keo,… cũng có thể kết hợp với cốt ván MDF để tạo nên thành phẩm. Để tối ưu tính thẩm mỹ và độ bền sản phẩm, người ta áp dụng công nghệ dán cạnh bằng chỉ nhựa PVC đồng màu. Giúp ván không ngấm nước và sự xâm nhập của hóa chất từ môi trường bên ngoài.
Tiêu chuẩn ván MDF
Là một sản phẩm thuộc dòng gỗ công nghiệp. Việc sản xuất ván gỗ MDF phải đảm bảo rất nhiêu quy định, tiêu chuẩn khắt khe về nồng độ các chất phụ gia; để đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Thành phần quan trọng trong lõi ván gỗ MDF (ngoài sợi gỗ) đó là keo formaldehyde. Đây là môt loại keo hóa học có ảnh hưởng tới sức khỏe con người với khả năng phát tán cao trong không khí.
Để phân biệt tiêu chuẩn của ván MDF, người ta căn cứ vào nồng độ formaldehype và phân chia như sau:
- Tiêu chuẩn E2: Sản phẩm có nồng độ Formaldehyde cao nhất. Mặt hàng này chỉ được sản xuất nội địa và một số nước như Trung Phi, Đông Nam Á.
- Tiêu chuẩn E1 đến E0: Sản phẩm có nồng độ Formaldehyde thấp hơn E2, được sản xuất và sử dụng ở các nước châu Á đang phát triển.
- Tiêu chuẩn Carb P2: Là dòng sản phẩm cao cấp, rất ít formaldehype. Đây là mặt hàng chủ yếu xuất sang Mỹ, EU.
Ngoài ra, MDF còn được phân chia thành 2 loại phổ biến là MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm.
Phân loại gỗ MDF
Có khá nhiều loại gỗ MDF, tuy nhiên hiện nay trên thị trường có 2 loại phổ biến dùng trong sản xuất nội thất là MDF loại thường và MDF chống ẩm
- Gỗ MDF loại thường: Là gỗ công nghiệp MDF trơn và thường được sơn PU bên trên lớp bề mặt. Loại gỗ này thường được dùng để sản xuất những đồ dùng nội thất đặt ở nơi khô ráo,ít tiếp xúc với nước hay những nơi có độ ẩm cao.
- Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm: Đặc điểm dễ phân biệt nhất là gỗ có màu xanh, bên trong có chứa keo chịu nước cùng các chất phụ gia, vì vậy mà chúng có khả năng chống ẩm mốc hiệu quả. MDF chống ẩm được dùng để sản xuất những đồ dùng nội thất thường đặt ở những nơi dễ ẩm mốc, hay tiếp xúc với nước như tủ bếp, cửa nhà vệ sinh, tủ lavabo…
Ưu điểm của gỗ ép MDF
- Gỗ MDF hạn chế được tình trạng cong vênh, co ngót do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, bởi vậy mà đồ dùng nội thất có thể giữ được hình dạng ổn định, không bị biến đổi.
- Có khả năng chống mối mọt hiệu quả hoặc làm chậm sự xâm hại của mối mọt. Đây là một ưu điểm nổi bật so với gỗ tự nhiên. Nguyên nhân là bởi trong quá trình sản xuất gỗ đã được xử lý, thêm vào đó là các chất phụ gia, keo kết dính cũng có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt.
- Có độ cứng chắc cao, bền đẹp, chịu lực tốt
- Gỗ MDF dễ sản xuất, lắp đặt và thi công, thời gian thực hiện cũng rất nhanh chóng vì chúng được sản xuất thành các tấm gỗ với kích thước sẵn có.
- Gỗ MDF dễ kết hợp với các loại chất liệu phủ bề mặt khác nhau như: veneer, acrylic, laminate, melamine…Nhờ vậy mà gỗ trở nên trơn đẹp hơn, có khả năng chống thấm bề mặt hiệu quả.
- Gỗ ép MDF có sự đa dạng về màu sắc và vân gỗ giả, bởi vậy mà chúng thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau.
- Giá thành của gỗ công nghiệp MDF rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nhưng chất lượng cũng rất đảm bảo.
Nhược điểm của gỗ MDF
- Gỗ MDF có khả năng chống ẩm mốc hiệu quả với loại gỗ MDF lõi xanh chống ẩm. Không có khả năng chống nước, nếu bị ngâm lâu trong nước các sợi gỗ sẽ bị bung nở và làm hỏng đồ nội thất.
- Không thể chạm trổ được các chi tiết, họa tiết phức tạp như gỗ tự nhiên bởi giữa các sợi gỗ vẫn còn khe hở, mật độ sợi gỗ chỉ ở mức trung bình.
- Gỗ MDF nói riêng và gỗ công nghiệp nói chung có độ cứng nhưng không có độ dẻo. Vì vậy không thể sử dụng gỗ MDF để thực hiện các chi tiết uốn cong phức tạp
- Có độ dày hạn chế, bởi vậy nếu muốn sản xuất nội thất có độ dày lớn thì phải chồng nhiều tấm gỗ với nhau.
2. Ứng dụng của gỗ MDF trong sản xuất nội thất
Gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong sản xuất nội thất. Chuyên nội thất nhà ở và nội thất văn phòng, thay thế cho nội thất bằng gỗ tự nhiên. Tùy vào mục đích sử dụng, gỗ công nghiệp MDF được sản xuất thành các đồ dùng như:
- Trong nội thất gia đình: Thường được sử dụng để sản xuất tủ áo, kệ tivi, tủ bếp, kệ trang trí, tủ giày…
- Trong nội thất văn phòng, bệnh viện, trường học: Thường được dùng để sản xuất bàn làm việc, ghế văn phòng, kệ sách, tủ sách, tủ tài liệu…
- Gỗ MDF chống ẩm được sử dụng để sản xuất những đồ dùng thường tiếp xúc với nước như: tủ lavabo, tủ bếp, cửa nhà vệ sinh, vách ngăn nhà tắm
- Gỗ MDF còn được dùng để làm cửa gỗ công nghiệp
- Cốt gỗ MDF được phủ veneer, melamine, laminate để phục vụ cho các mục đích khác nhau.
3. Phân biệt gỗ MDF với các loại gỗ công nghiệp khác
Thị trường gỗ công nghiệp khá đa dạng nhưng có một số loại gỗ được sử dụng phổ biến là gỗ MDF, MFC và HDF. Nhìn bề ngoài, các loại gỗ này khác giống nhau, nên để phân biệt chúng cần dựa vào cách làm ra từng loại gỗ, cấu tạo bên trong.
Ngoài gỗ MDF ra còn rất nhiều loại khác có chất lượng tương tự trên thị trường
- Ván MFC: Là ván dăm cỡ lớn, nhìn vào có thể thấy rõ các dăm gỗ được ép lại trong ván gỗ.
- MDF: Là ván sợi mật độ trung bình. Đây là loại ván cao cấp hơn ván MFC bởi gỗ được xay mịn hơn, mật độ sợi gỗ cao hơn nên thường bền chắc hơn so với MFC.
- HDF: Là ván sợi mật độ cao nên bền chắc, khả năng chịu lực, cách nhiệt, cách âm tốt. Ván HDF cao cấp hơn so với ván MDF và MFC.
4. Mua nội thất gỗ MDF ở đâu rẻ, chất lượng?
Dựa trên những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã biết được gỗ MDF là loại gỗ phù hợp cho nội thất với độ bền cao. Tuy nhiên, chất lượng gỗ MDF chỉ được đảm bảo nếu như bạn mua đúng gỗ MDF An Cường, nếu không các sản phẩm nội thất của bạn sẽ không bền đẹp như ý muốn.
Hiện nay, Cao Phát door là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các sản phẩm cửa từ gỗ công nghiệp MDF, chúng tôi mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với mức giá tận xưởng. Gỗ MDF sử dụng để sản xuất cửa là gỗ có chất lượng cao, chuẩn chất lượng An Cường và có bảo hành đầy đủ cho khách hàng.