Ưu nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp HDF

Cửa gỗ công nghiệp xuất hiện có khả năng mô phỏng vân gỗ, giả đá làm thỏa mãn nhu cầu thị giác của người dùng. Các sản phẩm sử dụng gỗ công nghiệp, nhất là cửa gỗ công nghiệp đang dần chiếm được niềm tin yêu của khách hàng trên thị trường hiện nay.

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF hay là ván ép là loại gỗ công nghiệp có phần lớn nguyên liệu từ các sợi gỗ tự nhiên và được kết dính bằng các chất phụ gia. Màu sắc đặc trưng là vàng đậm với bề mặt gỗ tương đối nhẵn mịn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Tên gọi HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard (có nghĩa là gỗ sợi mật độ cao). Đây cũng được xem là loại gỗ có phần trăm gỗ tự nhiên lớn nhất trong các loại gỗ công nghiệp, thân thiện với môi trường.

Quy trình để tạo thành gỗ HDF

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ để cho ra thành phẩm hoàn chỉnh và phù hợp với nhu cầu sử dụng bao gồm:

  • Bước 1: Sử dụng loại gỗ tự nhiên có khoảng thời gian sinh trưởng ngắn và luộc ở nhiệt độ cao trong khoảng từ 2000 độ C.
  • Bước 2: Gỗ sẽ được đem đi sấy khô và sử dụng công nghệ hiện đại để loại bỏ sạch nhựa.
  • Bước 3: Công đoạn tăng tính kết dính và khả năng chịu trọng lực với các chất phụ gia đi kèm, chất phụ gia cũng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu của loại gỗ HDF.
Quy trình sản xuất HDFtrải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ để cho ra thành phẩm hoàn chỉnh.

Tấm gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn là 2000x2400mm, có độ dày từ 6-24mm, tùy thuộc vào nhu cầu và  mục đích sử dụng. Để đảm bảo tính bề mặt nhẵn và tính thẩm mỹ thì những tấm gỗ công nghiệp HDF sẽ được đem đi cán các vật liệu bề mặt khác nhau như melamine, veneer, laminate hoặc acrylic. Từ đó gỗ HDF sẽ được phủ lên những màu sắc khác nhau, đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi gia đình.

Ưu điểm của cửa gỗ HDF là gì?

  • Gỗ công nghiệp HDF có tác dụng cách âm, cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • Đặc biệt, bề mặt ván HDF tạo được thớ và vân gần như gỗ thật. Ván nguyên thủy màu vàng như giấy carton.
  • Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
  • Độ cứng cao

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì gỗ HDF còn tồn tại một số nhược điểm sau đây:

  • Gỗ công nghiệp HDF là loại gỗ có giá thành đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
  • Rất khó để phân biệt được với MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
  • Vì lý do lợi nhuận một số nhà sản xuất đã cung cấp ra thị trường các thành quả chất lượng thấp. Thể hiện ở việc không chịu được nước, độ bền kém

Như vậy, Gỗ HDF cũng sở hữu một số các ưu điểm và nhược điểm nhất định, mặc dù không thuộc nhóm gỗ tự nhiên quý hiếm hay thuộc dòng đắt đỏ trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, HDF cũng được xem là lựa chọn đáp ứng số đông nhu cầu sử dụng nội thất theo xu hướng sống hiện đại.

Cửa gỗ HDF veneer là gì?

HDF Veneer là loại cửa gỗ công nghiệp giá rẻ HDF được phủ bằng veneer. Theo đánh giá hiện nay, veneer là chất liệu phủ tốt nhất. Vậy ưu điểm của cửa gỗ HDF veneer là gì? Vì bản chất của tấm Veneer cũng là gỗ tự nhiên nên thừa hưởng trọn vẹn rất nhiều đặc tính và ưu điểm:

    • Veneer cho cảm giác rất thật và đẹp không kém gỗ tự nhiên với độ bền cao
    • Khả năng chống cong vênh và mối mọt tốt.
    • Chi phí đầu tư veneer rẻ hơn gỗ tự nhiên
    • Có thể tạo được những đường cong, cho phép thiết kế và điều chỉnh – điều mà gỗ tự nhiên không làm được
    • Veneer là loại vật liệu thân thiện với môi trường