Đối với những người thợ làm cửa thì đố cửa là một thuật ngữ chắc hẳn không còn quá xa lạ. Tuy nhiên dường như với những người không phải trong nghề thì đố cửa là gì vẫn còn khá lạ lẫm với họ. Những câu hỏi như là khái niệm đố cửa là gì? Đố cửa thuộc bộ phận nào? Nó có tác dụng gì cho người sử dụng?… là những câu hỏi lớn được khá nhiều người quan tâm.
Khi bắt đầu muốn lắp đặt những bộ cửa cho công trình thì nhất định chúng ta cần hiểu rõ về những bộ phận cửa nó. Và đố cửa chính là một trong những bộ phận mà chúng ta cần quan tâm. Để giúp quý vị và các bạn có thể hiểu rõ chi tiết nhất về đố cửa, chúng tôi sẽ chia với các bạn những thông tin hữu ích nhất qua bài viết dưới đây. Mời các bạn hãy cùng đón đọc nhé.
1. Đố cửa là gì?
Đố cửa là tên gọi chung của một số thanh ngang, thanh dọc phụ khác ở trên một bộ cửa. Những thanh đố cửa này sẽ được liên kết với thanh khung bao hoặc thanh cánh của một bộ cửa. Nhằm chia một bộ cửa đó ra làm nhiều ô nhỏ hơn, hoặc là những thanh dọc giữa cánh và cánh tạo độ kín và liên kết cho những cửa 2 cánh trở lên.
2. Phân loại đố cửa
Nằm lòng khái niệm đố cửa là gì rồi, vậy đố cửa sẽ có những loại nào? Hãy cùng phân loại đố cửa ngay bây giờ nhé.
Hiện nay đố cửa thường được phân chia theo 2 loại chính đó là đố tĩnh và đố động. Trong đó:
- Đố tĩnh: Là những thanh đố ngang, đố dọc dùng để chia cửa thành nhiều ô nhỏ, giúp tạo sự chắc chắn tốt hơn cho cánh cửa.
- Đố động: Là những thanh dọc được lắp vào vị trí mép cánh cửa và thường nằm ở vị trí giữa 2 cánh cửa.
Mỗi loại đố cửa có độ dày, độ rộng khác nhau. Độ dày đố cửa thường tùy thuộc vào yêu cầu, mẫu thiết kế hoặc dạng đố cửa thông dụng được sử dụng từ 35mm đến 40mm, phần giữa của đố cửa sẽ được khoan một lỗ nhỏ để đặt chốt khóa.
3. Những ứng dụng của đố cửa.
Đố cửa thường xuyên được sử dụng trên những bộ cửa với nhiều ứng dụng khác nhau. Một số là bắt buộc phải có, một số được làm thêm. Dưới đây là một số ứng dụng của đố cửa.
Ứng dụng của đố tĩnh.
- Tăng cường khả năng an toàn chống trộm ở một số loại cửa (chia ô).
- Dùng để trang trí tăng độ thẩm mỹ cho cửa (chia ô).
- Tăng độ cứng, đố chắc chắn cho cửa ở một số vị trí.
Ứng dụng của đố động.
- Che những khoảng hở giữa cánh và cánh.
- Tạo liên kết giữa cánh và cánh.
- Dùng để lắp đặt phụ kiện như chốt khóa.
4. Kích thước độ dày, độ rộng tiêu chuẩn của đố cửa động
Hiện nay, tùy theo mỗi bộ khóa cửa khác nhau mà chúng ta sẽ lựa chọn độ dày và độ rộng tương ứng cho đố cửa phù hợp.
Thông thường:
- Độ dày tiêu chuẩn của đố cửa động sẽ từ 35mm – 40mm, phần giữa đố sẽ được khoan một lỗ nhỏ để đặt chốt khóa.
- Độ rộng tiêu chuẩn của đố sẽ phải đạt từ 95mm – 100mm, độ rộng đố sẽ được sử dụng để làm căn cứ lắp phần thân khóa.
Chú ý: Nếu muốn tính kích thước của đố cửa, chúng ta cần phải trư đi phần chỉ của đố nhé.
5. Vị trí và cách lắp đặt đố cửa
Đối với mỗi loại đố sẽ có vị trí lắp và cách lắp đặt khác nhau. Cụ thể:
– Đố động: Sẽ được lắp ở bên ngoài khung cửa, thường nằm tại vị trí giữa 2 cánh cửa với nhau. Đố động thường được lắp đặt trực tiếp vào thanh cánh thông qua việc bắt vít và đặc biệt đố động sẽ chỉ được sử dụng cho loại cửa có 2 cánh trở lên.
– Đố tĩnh: Thường được lắp ở bên trong khung cửa và ở mọi vị trí bất kỳ trong khung. Đố tĩnh thường được lắp đặt liên kết với khung cửa qua ke liên kết. Với một số loại cửa có hèm, đố tĩnh cần phải phay, cắt 2 đầu để có thể khớp với hèm của khung lắp đố.
Hy vọng những thông tin trên đây về đố cửa sẽ giúp cho bạn có được những lựa chọn tốt nhất cho mái ấm gia đình mình. Nếu còn vấn đề gì cần thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với CaoPhatDoor theo địa chỉ dưới đây: